Nhắc đến mụn trứng cá, thành phần cải thiện có nguồn gốc từ khoáng chất mang tên Zinc được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về Zinc cũng như những công dụng mà thành phần này mang lại cho làn da. Trong bài viết sau, FUKA sẽ giúp bạn hiểu hơn về Zinc trong việc hỗ trợ cải thiện các vấn đề về mụn cũng như những tác động thực tế đối với làn da.
Mối liên hệ giữa kẽm Zinc và mụn trứng cá được biết đến lần đầu tiên vào cuối những năm 1970 khi các nhà khoa học, chuyên gia da liễu nghiên cứu và công nhận rằng những người bị mụn thường có lượng kẽm thấp hơn (khảo sát dựa trên lượng chất lỏng trong cơ thể, không chỉ riêng trong thể tích máu) trong khi những người ít hoặc không có mụn lại sở hữu nồng độ kẽm bình thường.
Theo đó, đã có nhiều thử nghiệm với mục đích bổ sung một lượng kẽm cần thiết cho những ai đang có làn da mụn và thu được kết quả khả quan trong việc ngăn ngừa và cải thiện mụn.
Tác dụng của ZinC trong điều trị mụn
Một số nghiên cứu khoa học chứng minh, kẽm giúp tăng lượng vitamin A cho làn da và điều chỉnh cần bằng nội tiết trong cơ thể. Không những vậy, ZinC còn đem lại rất nhiều công dụng cho da. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
1. Kháng khuẩn
Khả năng kháng khuẩn của ZinC giúp các nốt mụn viêm giảm sưng tấy rõ rệt và ngăn chặn quá trình hình thành mụn trên da.
Với khả năng diệt khuẩn của kẽm, vi khuẩn gần như không thể phát triển được; nhờ vậy việc điều trị mụn có kết quả tốt hơn.
2. Giảm tiết dầu
Kẽm Oxit có khả năng kiềm hãm quá trình tiết dầu của da. Từ đó, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của vi khuẩn P.ance – nguyên nhân gây ra mụn.
Khi kết hợp kẽm và vitamin A sẽ sản sinh ra Retinol giúp điều trị và ức chế sự phát triển vi khuẩn gây mụn trong tuyến bã nhờn
3. Làm dịu da
Nhiều nghiên cứu cho biết, da mụn phản ứng với vi khuẩn mạnh hơn da bình thường. Kẽm có thể làm dịu phản ứng viêm và giảm tác động của vi khuẩn trên da.
4. Đẩy nhanh quá trình bong tróc tế bào chết
Khi cơ thể không có đủ kẽm, da chết sẽ không thể tự bong tróc mà mắc kẹt trong lỗ chân lông. Gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến mụn.
Có thể bạn quan tâm
𝐇𝐄̂́𝐓 𝐍𝐀́𝐌 – 𝐓𝐀̀𝐍 𝐍𝐇𝐀𝐍𝐆 𝐓𝐑𝐀̆́𝐍𝐆 𝐃𝐀 𝐍𝐆𝐀𝐘 𝐓𝐀̣𝐈 𝐍𝐇𝐀̀ 𝐊𝟎 𝐂𝐀̂̀𝐍 Đ𝐄̂́𝐍 𝐒𝐏𝐀 𝐇𝐀𝐘 𝐓𝐌𝐕 𝐂𝐇𝐎 𝐓𝐎̂́𝐍 𝐊𝐄́𝐌
Hắc tố melanin sinh ra để bảo vệ làn da dưới tác...
VÌ SAO LẠI LỰA CHỌN TẨY TRANG 2 THÌ DẦU VÀ NƯỚC
Dầu tẩy trang (hay còn gọi là Oil Cleansing) là sản phẩm...
MỤC ĐÍCH CỦA PEEL DA?
𝗠𝗨̣𝗖 Đ𝗜́𝗖𝗛 𝗖𝗨̉𝗔 𝗣𝗘𝗘𝗟 𝗗𝗔? Phương pháp peel da mặt là gì?...
Retinol có trị nám không nhỉ?
Dù đã nghe cái tên Retinol nhiều lần, nhưng công dụng cụ...
Đ𝗮́𝗻𝗵 𝗯𝗮𝘆 𝗻𝗮́𝗺 𝗱𝗮 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗯𝗼̣̂ 𝘀𝗮̉𝗻 𝗽𝗵𝗮̂̉𝗺 𝘁𝗿𝗶̣ 𝗻𝗮́𝗺 𝗥𝗘𝗧𝗜𝗡𝗢𝗟
Với ứng dụng công nghệ độc đáo khi kết hợp nhiều phương...
CẦN TÌM ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC
𝐍𝐇𝐀̣̂𝐍 𝐂𝐇𝐈𝐄̂́𝐓 𝐊𝐇𝐀̂́𝐔 𝐊𝐇𝐔̉𝐍𝐆, 𝐁𝐔̀𝐍𝐆 𝐍𝐎̂̉ 𝐃𝐎𝐀𝐍𝐇 𝐒𝐎̂́ 𝐂𝐔̀𝐍𝐆 𝗙𝗨𝗞𝗔 𝗩𝗜𝗘̣̂𝗧 𝗡𝗔𝗠...